Tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

,Nguyễn Văn Em và Nguyễn Thị Thu Hương

Ấn phẩm
Số 19 - 2024
Thông tin
Title: Medication used and adherence in treatment of type 2 diabetic outpatients at Cu Lao Dung district health Center, Soc Trang province

Tác giả liên hệ:

Ngày nhận bài: 02/10/2023

Ngày phản biện: 15/11/2023

Ngày duyệt đăng: 10/01/2024
Bản đầy đủ

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị đái tháo đường tuýp 2 tại Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu kèm dữ liệu tiến cứu được áp dụng trên 395 hồ sơ bệnh án và phiếu khảo sát tuân thủ điều trị thu thập trong 6 tháng cuối năm 2020. Kết quả nghiên cứu ghi nhận metformin được sử dụng nhiều nhất (85,8%) với liều 500 mg chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ sử dụng insulin là 6,8%, với liều dùng buổi sáng chiếm 22,2%. Phác đồ đơn trị liệu chiếm 34,9% và đa trị liệu chiếm 65,1%. Trong phác đồ đơn trị liệu, 20,8% là metformin; 9,6% là gliclazid và 4,6% chỉ định insulin. Trong phác đồ đa trị liệu, metformin + glimepirid chiếm 38,2%. Các biến cố bất lợi ghi nhận là mệt mỏi (31,9%), chướng bụng và đầy hơi (20,8%), nôn và buồn nôn (14,7%), không xuất hiện tương tác thuốc nghiêm trọng. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt là 14,4% và 53,9% có mức độ tuân thủ trung bình. Yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị là hoàn cảnh sống và trình độ học vấn (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy cần tăng cường hoạt động tư vấn nhằm nâng cao kiến thức của bệnh nhân về bệnh lý và cách điều trị, góp phần cải thiện sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Từ khóa: Trung tâm Y tế huyện Cù Lao Dung, tuân thủ điều trị, Đái tháo đường tuýp 2


Abstract

The study was conducted to investigate the use of medication and treatment adherence in type-2 diabetes patients at the Healthcare Center in Cu Lao Dung District, Soc Trang Province. A cross-sectional descriptive study design with retrospective and prospective data collection was applied. It included 395 medical records and treatment adherence survey forms which was collected during the last 6 months of 2020. The results indicated that metformin was the most widely used drug with a utilization rate of 85,8%, and its dose of 500 mg was prescribed at the highest rate. The utilization rate of insulin was 6,8%, with the highest proportion of insulin users taking it in the morning at 22.2%. There were two treatment protocols: monotherapy (34,9%) and combination therapy (65,1%). In the monotherapy, metformin accounted for 20,8%, gliclazide for 9,6%, and insulin for 4,6%. In the combination therapy, the highest proportion was metformin + glimepiride, accounting for 38,2%. Fatigue (31,9%), abdominal discomfort and bloating (20,8%), and nausea and vomiting (14,7%) were revealed as common adverse events after drug use. There was no case of severe drug interaction. The adherence rate to type-2 antidiabetic drug usage was not high, with only 14,4% demonstrating good adherence and 53,9% considered to have moderate adherence. The factors related to adherence were living conditions and educational level (p < 0,05). From these results, it is necessary to reinforce the quality of patient counseling to educate patients about diabetic disease and medication use, resulting in improvement of adherence amounts in type-2 diabetic outpatients.

Keywords: Cu Lao Dung District Health Center, medication adherence, type-2 diabetes