Trang chủ / Ấn phẩm /

Ấn phẩm 13

Giải pháp chiến lược phát triển thương hiệu Trường Đại học Tây Đô
Số trang 14
Từ khóa: Chiến lược, nhân tố tác động, phát triển thương hiệu, Trường Đại học Tây Đô
|| ||   Xem PDF || Chi tiết

Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố tác động và mức độ nhận biết của sinh viên về thương hiệu của Trường Đại học Tây Đô, từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị về chiến lược phát triển thương hiệu Trường. Khảo sát được thực hện qua phỏng vấn 204 học sinh, sinh viên, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả nghiên cứu đã xác định được bảy nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu gồm Quảng cáo truyền thông, Chất lượng cán bộ giảng viên, Chất lượng đào tạo, Cơ sở vật chất, Văn hoá tác phong, Vị trí hình ảnh, Dịch vụ và giải trí. Trên cơ sở kết quả, nhóm tác giả đề xuất hàm ý quản trị về mười giải pháp chiến lược phát triển hình ảnh thương hiệu, tám giải pháp chiến lược phát triển danh tiếng thương hiệu Trường Đại học Tây Đô.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam
Số trang 13
Từ khóa: BIDV Tây Nam, hoạt động tín dụng, nợ xấu
|| ||   Xem PDF || Chi tiết

Nợ xấu không chỉ là vấn đề khó khăn của các ngân hàng mà còn là gánh nặng của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam (BIDV Tây Nam), đồng thời phân tích tình hình hoạt động và hiệu quả kinh doanh của BIDV Tây Nam. Trên cơ sở dữ liệu bảng trong giai đoạn 2013-2020, phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS được sử dụng để kiểm định sự ảnh hưởng của những yếu tố vĩ mô và nhân tố nội tại của ngân hàng đến hoạt động tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, dư nợ tín dụng và dư nợ ngắn hạn có ảnh hưởng đến nợ xấu. Tuy nhiên, các yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và quy mô ngân hàng không có ý nghĩa thống kê. Qua kết quả nghiên cứu, một số đề xuất có thể được sử dụng để cải thiện chất lượng tín dụng của BIDV Tây Nam.

Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Cần Thơ từ phân tích dự án đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản An Phước
Số trang 16
Từ khóa: Nhà máy chế biến thủy sản An Phước, quản trị rùi ro tín dụng, SCB Cần Thơ
|| ||   Xem PDF || Chi tiết

Quản trị rủi ro tín dụng là công tác quan trọng trong quản trị tại một doanh nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong việc thẩm định đầu tư dự án tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Cần Thơ (SCB Cần Thơ) thông qua trường hợp phân tích một dự án đầu tư thuộc Nhà máy chế biến thủy sản An Phước. Số liệu được thu thập qua phỏng vấn chuyên sâu 50 lãnh đạo tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc SCB Cần Thơ. Từ thực tế dự án đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản An Phước, trên cơ sở phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và bài học kinh nghiệm, phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng này.

Bất cập và giải pháp về quyền bào chữa của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi theo Pháp luật Việt Nam hiện hành
Số trang 9
Từ khóa: Bộ luật Tố tụng Hình sự, người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi
|| ||   Xem PDF || Chi tiết

Quyền bào chữa là một trong những nội dung cụ thể hóa quyền con người, theo đó, tại Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Từ đó, quyền bào chữa của người bị buộc tội đã được cụ thể hóa qua Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, cũng như đảm bảo cho thủ tục tiến hành tố tụng được chính xác, khách quan và chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tiễn trong những năm vừa qua cho thấy việc áp dụng quy định về thủ tục tố tụng hình sự đặc biệt nêu trên và quyền bào chữa khi tiến hành hoạt động điều tra, truy tố và xét xử đối với vụ án là người bị buộc tội dưới 18 tuổi nói riêng, vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những quy định về quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi nhìn chung là có nhiều sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật Tố tụng Hình sự trước đó, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, có những quy định chưa thống nhất, thiếu tính chặt chẽ. Thực tiễn cho thấy, quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi vẫn chưa được đảm bảo, từ đó cho thấy, có nhiều vấn đề về pháp lý và thực tiễn về quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cần phải được quy định nhằm đảm bảo tính hoàn thiện hơn. Vì vậy, cần có những điều chỉnh, sửa đổi quy định cho phù hợp, chặt chẽ và quy định một cách cụ thể hơn nữa trong Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành của nước ta hiện nay, nhằm đảm bảo cho người bị buộc tội dưới 18 tuổi được thực hiện quyền bào chữa khi tham gia tố tụng. Thông qua bài viết dưới đây, đề cập đến một số hạn chế của quy định về quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18 tuổi, từ đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp lý về vấn đề trên.

Nhân tố ảnh hưởng đến ý định du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang của du khách nội địa trong bối cảnh Covid-19
Số trang 17
Từ khóa: Du khách nội địa, đại dịch Covid-19, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, ý định du lịch
|| ||   Xem PDF || Chi tiết

Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du lịch biển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang của du khách nội địa trong bối cảnh bình thường mới do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Nghiên cứu thu thập 210 phiếu khảo sát thông qua công cụ Google form từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2021. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu. Kết quả cho thấy bốn nhân tố ảnh hưởng tích cực đến ý định du lịch tại đảo Phú Quốc của du khách nội địa trong bối cảnh bình thường mới bao gồm “Sự tin tưởng”, “Nhận thức rủi ro”, “Thái độ và sở thích”, “Vệ sinh và an toàn”. Kết quả nghiên cứu có thể góp phần giúp chính quyền địa phương và nhà kinh doanh du lịch có cơ sở khoa học cho các giải pháp khôi phục du lịch ở đảo Phú Quốc trong thời gian tới.