Thực trạng giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Nguyễn Ngọc Minh, Lê Thanh Hòa

Ấn phẩm
Số 15 - 2022
Thông tin
Title: The current state of dispute settlement in international trade and some recommendations for Vietnam

Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Minh

Ngày nhận bài: 11/03/2022

Ngày phản biện: 11/04/2021

Ngày duyệt đăng: 29/04/2022
Bản đầy đủ
  Xem PDF

Tóm tắt

Thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao sâu rộng với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; tham gia Tổ chức Thương mại thế giới; thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện; trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong bối cảnh đó, các chủ thể tham gia các hoạt động thương mại quốc tế có được khuôn khổ pháp lý để bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình, đặc biệt là khi có tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế. Bài viết phân tích cơ sở lý luận và thực trạng giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt nâng cao năng lực trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Việt Nam.

Từ khóa: Chính phủ Việt Nam, giải quyết tranh chấp, thương mại quốc tế


Abstract

Implementing the Communist Party and Goverment's policy of proactive and active international economic integration, Vietnam has established extensive diplomatic relations with 189 of the 193 member states of the United Nations; joining the World Trade Organization; establishing a stable and long-term relationship with 30 strategic and comprehensive partners, becoming an important link in regional and global economic integration, and joining many new-generation free-trade agreements. In that context, subjects participating in the international trade activities have a legal framework to protect their legitimate rights and obligations, especially when disputes arise. However, besides the achieved results, the settlement of disputes in the international trade in recent years still has shortcomings. The article delves into research and analysis from the theoretical basis to the current state of dispute settlement in the international trade, thereby making some recommendations for Vietnam to improve the efficiency of international trade activities, especially enhancing capability in the international trade dispute settlement.

Keywords: Dispute settlement, international trade, Vietnamese Government