Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh
Trần Công Luận,Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Thị Quỳnh Hương và Nguyễn Thị Xuân Khanh
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh năm 2020. Nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên 78 hồ sơ bệnh án điều trị tại bệnh viện từ ngày 01/6/2020 đến 01/12/2020. Kết quả ghi nhận tỉ lệ sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu là 37,2%. Chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy có phân lỏng nhầy và phân lỏng nhầy máu là 100%, chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy có phân lỏng nước là 15,5%. Chỉ định kháng sinh ở tiêu chảy cấp phân máu và tiêu chảy kéo dài là 100%, còn ở tiêu chảy cấp là 33,8%. Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu là cefixim 34,6%. Trong điều trị tiêu chảy trong mẫu nghiên cứu trung bình là 3,66±1,61 ngày, trung vị là 3 ngày với thời gian điều trị ít nhất là 2 ngày và dài nhất là 8 ngày. Tỷ lệ phác đồ chỉ định kháng sinh với chế độ liều phù hợp khuyến cáo chiếm 35,9%, chế độ liều thấp hơn khuyến cáo là 1,3%. Chỉ định oresol: để điều trị tiêu chảy trong mẫu nghiên cứu là 25,6%. Chỉ định lactat ringer: trong điều trị tiêu chảy không mất nước chiếm 25,4%. Liều dùng oresol: theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế độ phù hợp khuyến cáo trong nghiên cứu là 21,8% và thấp hơn khuyến cáo 3,8% còn lại là không có chỉ định oresol. Tỷ lệ chỉ định bổ sung kẽm trong tiêu chảy chỉ chiếm 9% trong tổng mẫu nghiên cứu, trong đó kẽm được chỉ định với tỷ lệ cao nhất trong tiêu chảy phân lỏng nhầy với 11,8%. Độ phù hợp khuyến cáo liều bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 85,7%. Tỷ lệ có chỉ định probiotic trong tiêu chảy chiếm tỷ lệ 83,3% trong tổng mẫu nghiên cứu, tiêu chảy phân lỏng nhầy máu được chỉ định bổ sung probiotic chiếm tỷ lệ cao nhất 100%.
Từ khóa: Tiêu chảy, kháng sinh
Abstract
The objective of the study was to assess the situation of drug use in the treatment of diarrhea in children at Tay Ninh General Hospital in 2020. A descriptive and retrospective study was conducted on 78 medical records from hospital treatment from June 1, 2020 to December 1, 2020. The results recorded that the rate of antibiotic use in the sample was 37,2%. The indication of antibiotics in the treatment of diarrhea with liquid and bloody stools is 100%, while for watery stools is 15,5%. The administration of antibiotics in acute diarrhea with bloody stools and prolonged diarrhea is 100%, and in acute diarrhea is 33,8%. The antibiotic most used in the study was cefixime 34,6%. In the treatment of diarrhea, the sample mean was 3,66±1,61 days, while the median was 3 days, treatment lasted for a minimum of 2 days and a maximum of 8 days. The rate of prescribed antibiotic regimens with the recommended appropriate dose accounted for 35,9%, the lowerrecommended dose regimen was 1,3%. Indications for oresol: for the treatment of diarrhea the sample was 25,6%. Indications for lactate ringer: in the treatment of diarrhea without dehydration, accounted for 25,4%. Dosage of oresol: according to the recommendations of WHO and the Ministry of Health, the recommended relevance in the study is 21,8% and lower than the recommendation of 3,8%, the rest is not indicated oresol. Only 9% of the samples with zinc supplementation indicated diarrhea, and 11,8% indicated diarrhea with mucus. The appropriateness of the recommended dose of zinc supplements in the treatment of diarrhea accounts for 85,7%. Bloody diarrhea with bloody stools assigned to probiotic supplementation accounted for 100% of cases.
Keywords: Diarrhea, antibiotics