Hiệu quả của vi khuẩn Bacillus phân lập từ hạt Biofloc trong cải thiện sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Tạ Văn Phương,Phạm Thị Mỹ Xuân,Cao Chí Cường và Châu Mạnh Thường
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn các chủng vi khuẩn Bacillus từ hạt Biofloc có khả năng thủy phân tinh bột, N và khả năng kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus cải thiện hiệu quả của hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng. Thí nghiệm được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Sinh học Ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô, sử dụng với năm nguồn carbohydrate khác nhau: Thức ăn (Đối chứng), Bột gạo, Bột mì, Rong và Rỉ đường. Kết quả xác định được dòng vi khuẩn Bacillus màu trắng đục từ hạt Biofloc với nguồn carbohydrate là Bột gạo và được định danh là vi khuẩn Bacillus subtilis. Dòng Bacillus subtilis này được ứng dụng thử nghiệm trong nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể ở các mật độ vi khuẩn khác nhau: Đối chứng (không bổ sung vi khuẩn), và các nghiệm thức bổ sung 105 CFU/ml; 107 CFU/ml và 109 CFU/ml. Thí nghiệm trong 60 ngày, thực hiện trong bể composite 500 lít với mật độ nuôi 150 con/m³ và tôm giống có kích thước ban đầu 0,45±0,09 g/con. Kết quả cho thấy bổ sung mật độ vi khuẩn 109 CFU/ml giúp tôm tăng tỷ lệ sống, chiều dài, trọng lượng, sinh khối, và có hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) hiệu quả nhất, khác biệt (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả nghiên cứu có triển vọng tốt và là cơ sở cho việc thử nghiệm vào thực tế ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh.
Từ khóa: Bacillus, Biofloc, tôm thẻ chân trắng, Vibrio parahaemolyticus, vòng kháng khuẩn, vòng thủy phân.
Abstract
This study aimed to isolate and select Bacillus strains from biofloc particles capable of hydrolyzing starch and nitrogen, , antagonistic activity against Vibrio parahaemolyticus, to improve the performance of intensive whiteleg shrimp (Litopenaeus vannamei) in aquaculture systems. The experiment was conducted at the Experimental Facility of the Faculty of Applied Biology, Tay Do University, utilizing five carbohydrate sources: Pellets (control), rice flour, wheat flour, seaweed, and molasses. The results identified a Bacillus subtilis strain with opaque white colonies, originating from rice flour. This Bacillus strain was tested in a white leg shrimp culture with varying Bacillus subtilis densities: Control, 105 CFU/mL; 107 CFU/mL; and 109 CFU/mL. The experiment was conducted over 60 days in composite tanks with a capacity of 500 liters per tank. Shrimp stocking density was 150 individuals/m³, with an initial shrimp weight of 0.45±0.09 g/individual. Results shown that supplementation with Bacillus subtilis at 10⁹ CFU/mL significantly improved shrimp survival rate, length, weight, and biomass, while achieving the lowest feed conversion ratio (FCR), with differences (p<0.05) compared to other treatments. These findings are promising and provide a foundation for further trials in practical scale of intensive shrimp farming systems.
Keywords: Antibacterial zone, Bacillus bacteria, Biofloc, Hydrolysis zone, Whiteleg shrimp, Vibrio parahaemolyticus.