Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất giải pháp quản trị tại Sacombank - Chi nhánh Vĩnh Long. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp thảo luận nhóm và khảo sát trực tiếp 79 nhà quản lý, chuyên viên khách hàng có liên quan đến cấp tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Vĩnh Long. Các phương pháp phân tích được sử dụng bao gồm phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp tham vấn chuyên gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba nhóm rủi ro ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Vĩnh Long là nguyên nhân khách quan, nguyên nhân từ phía khách hàng, và nguyên nhân từ phía Ngân hàng. Từ đó, một số giải pháp được đề xuất đối với từng nhóm nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Vĩnh Long là Nhận diện và phân loại rủi ro tín dụng, Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với mức rủi ro tín dụng thấp, Kiểm soát rủi ro tín dụng, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Hiện đại hoá công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh tín dụng.
Người lao động chưa thành niên là chủ thể trong quan hệ pháp luật lao động so với năng lực hành vi pháp lý trong các quan hệ pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế về lao động, nhất là kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia Tổ chức lao động thế giới vào năm 1992, với việc phê chuẩn một số công ước thuộc tổ chức này, liên quan đến lĩnh vực lao động nói chung, lao động trẻ em nói riêng, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động chưa thành niên. Việt Nam đã nỗ lực cụ thể hóa các cam kết về quyền con người trong quan hệ lao động, dần hoàn thiện trong pháp luật lao động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng vi phạm quyền của người lao động chưa thành niên vẫn diễn ra, từ đó dẫn tới quyền và lợi ích hợp pháp của lao động chưa thành niên chưa được đảm bảo. Thông qua bài viết này, tác giả mong muốn góp một phần vào việc hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế độ pháp lý đối với lao động chưa thành niên ở nước ta trong thời gian tới.
Quan hệ lao động là mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người lao động (NLĐ) với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Nhưng trên thực tế mối quan hệ này luôn tồn tại những mâu thuẫn và xung đột cần được giải quyết. Trước tình hình đó, xu hướng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải là một trong những giải pháp hữu hiệu được các bên lựa chọn. Nhằm giúp NLĐ và NSDLĐ hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động bằng hình thức hòa giải, tác giả sẽ bình luận, phân tích nội dung quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ) về vấn đề này. Từ đó, chỉ ra những bất cập, vướng mắc đang tồn tại và đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động bằng hình thức hòa giải.
Thụ lý vụ án dân sự là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tố tụng dân sự theo trình tự sơ thẩm, có ý nghĩa cho việc tiến hành các giai đoạn tiếp theo được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng đã gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nên chưa nâng cao được hoạt động này trong thực tế. Trên cơ sở thống kê, tổng hợp số liệu từ tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang và nghiên cứu tài liệu có liên quan, tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá về hoạt động thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm tại tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm. Từ đó, tác giả đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thụ lý vụ án dân sự trong giai đoạn sơ thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang nói riêng và tại các tòa án nói chung.
Thi hành án dân sự là công tác đặc thù có tính chất phức tạp, khó khăn, thậm chí còn nguy hiểm vì nó tác động đến quyền lợi, đời sống kinh tế, tinh thần, sinh hoạt của người phải thi hành án. Do đó, trong quá trình thi hành án dân sự đòi hỏi chấp hành viên phải thực hiện nhiều trình tự, thủ tục và trải qua nhiều giai đoạn thi hành án một cách nghiêm túc, đúng đắn, đầy đủ theo quy định pháp luật, trong đó xác minh điều kiện thi hành án là một trong những thủ tục có vai trò quan trọng nhất. Kết quả xác minh là cơ sở để chấp hành viên thuyết phục đương sự thi hành án, là cơ sở để Thủ trưởng cơ quan Thi hành án ra các quyết định ủy thác, đình chỉ thi hành án hay để chấp hành viên lựa chọn biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp. Hiện nay văn bản pháp luật quy định về xác minh điều kiện thi hành án dân sự dù được cập nhật, điều chỉnh thường xuyên nhưng vẫn còn tồn tại những điểm hở pháp luật. Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả phân tích những điểm vướng mắc, hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những bất cập về công tác xác minh điều kiện thi hành án dân sự hiện nay.